Công Tôn

họ Công Tôn viết bằng chữ Hán

Công Tôn (chữ Hán: 公孫, Bính âm: Gongsun, Wade-Giles: Kung-sun) là một họ của người Trung Quốc.

Nguồn gốc

Họ Công Tôn có nguồn gốc lâu đời. Vào thời nhà Chu, con cái của quân chủ chư hầu nhà Chu có danh xưng là Công tử (公子), con của các Công tử được gọi là Công tôn (公孫). Sau nhà Chu, Công Tôn phát triển từ danh xưng trở thành một họ của dân tộc Hoa Hạ. Đây là một trong 60 họ kép (gồm hai chữ); họ này có mặt trong trong danh sách Bách gia tính.

Sử ký cho rằng Hoàng Đế, người được coi là thủy tổ của dân tộc Trung Hoa, có tên là Hiên Viên, họ là Công Tôn, vì thế họ này được coi là một trong các họ cổ nhất của người Trung Quốc.

Người Trung Quốc họ Công Tôn nổi tiếng

  • Hoàng Đế, tên thật là Công Tôn Hiên Viên thủy tổ nhân dân Trung Hoa
  • Công Tôn Khải, tức Hùng Khải, công tử nước Sở, cháu nội Sở Vũ Vương, do nước Sở tự xưng vương nên cũng gọi Vương Tôn Khải
  • Công Tôn Vô Tri, tức Khương Vô Tri, công tử nước Tề, cháu nội Tề Tiền Trang Công, từng giành ngôi vua nước Tề một thời gian
  • Công Tôn Cố, tên thật là Tử Cố, vì là cháu nội Tống Trang công nên mới gọi Công Tôn Cố, còn gọi là Đại Tư Mã Cố
  • Công Tôn Trịnh, công tử nước Tống, tên thật là Tử Trịnh, không rõ cháu nội vị vua nào
  • Công Tôn Chung Li, tức Tử Chung Ly, công tử nước Tống, vì là cháu nội Tống Tương công nên gọi là Công Tôn Chung Li
  • Trọng tôn Ngao, tức Mạnh Mục bá, cũng gọi Công Tôn Ngao vì là cháu nội của Lỗ Hoàn công, vị tông chủ đầu tiên của Mạnh Tôn thị nước Lỗ thời Xuân Thu
  • Thúc Tôn Đái bá, tức Cơ Tư hoặc Công Tôn Tư, cháu nội Lỗ Hoàn công, vị tông chủ thứ 2 của Thúc Tôn thị
  • Tử Sản, tức Công Tôn Thành tử hoặc Quốc Thành Tử, còn gọi là Công Tôn Kiều do là cháu nội của Trịnh Mục công, tông chủ đời thứ 2 của Quốc thị, học giả nước Trịnh thời Xuân Thu
  • Công Tôn Hạ, tức Tứ Tương Tử, tông chủ đời thứ 2 của Tứ thị, vốn tên là Cơ Hạ tự Tử Tây, vì là cháu nội Trịnh Mục công nên mới gọi Công Tôn Hạ
  • Công Tôn Hắc, vốn tên là Cơ Hắc tự Tử Chiết, em Công Tôn Hạ, gọi như vậy cũng do là cháu nội Trịnh Mục công
  • Công Tôn Xá Chi tự Tử Triển, vốn tên là Cơ Xá Chi, cháu nội Trịnh Mục công, tông chủ đời thứ 2 của Hãn thị
  • Công Tôn Tư tức Cơ Tư, em Công Tôn Xá Chi, cũng là cháu nội Trịnh Mục công
  • Công Tôn Đoàn, tức Cơ Đoàn tự Bá Thạch, tông chủ đời thứ 2 của Phong thị, cháu nội Trịnh Mục công
  • Công Tôn Sái, tức Cơ Sái tự Tử Kiều, tông chủ đời thứ 2 của Du thị, cháu nội Trịnh Mục công
  • Công Tôn Sở, tức Cơ Sở tự Tử Nam, em Công Tôn Sái, cháu nội Trịnh Mục công
  • Công Tôn Hắc Quăng, tức Cơ Hắc Quăng tự Tử Trương, tông chủ đời thứ 2 của Ấn thị, cháu nội Trịnh Mục công
  • Công Tôn Triếp, tức Cơ Triếp tự Tử Nhĩ, tông chủ đời thứ 2 của Lương thị, cháu nội Trịnh Mục công
  • Công Tôn Thanh, tức Khương Thanh, công tử nước Tề thời Xuân Thu, cháu nội Tề Khoảnh Công
  • Công Tôn Tiệp, tức Khương Tiệp hoặc Tử Uyên Tiệp, nhân vật chính trị của nước Tề thời Xuân Thu, vì là cháu nội của Tề Khoảnh công nên mới gọi là Công Tôn Tiệp
  • Công Tôn Hạ, tức Khương Hạ, công tử nước Tề, không rõ cháu nội vị vua nào của nước Tề
  • Công Tôn Triêu, đại phu nước Lỗ thời Xuân Thu, vốn tên là Cơ Triêu, vì là cháu nội vua nước Lỗ (chưa rõ vua nào) nên mới gọi Công Tôn Triêu
  • Công Tôn Triêu, vốn tên là Hùng Triêu, vì là cháu nội Sở Bình Vương cho nên mới gọi Công Tôn Triêu
  • Công Tôn Ninh, vốn tên là Hùng Ninh, lệnh doãn nước Sở em ruột Công Tôn Triêu, gọi tên như vậy do cũng là cháu nội Sở Bình Vương
  • Công Tôn Thắng, tức Hùng Thắng, cháu nội Sở Bình Vương, có thời kỳ đã giành được vương vị nhưng lại thất bại chóng vánh
  • Công Tôn Yên, tức Hùng Yên, còn gọi Vương Tôn Yên, em Bạch Công Thắng, cháu nội Sở Bình Vương
  • Công Tôn Khoan, tên thật là Hùng Khoan, tức Lỗ Dương Văn Quân giữ chức Tư Mã nước Sở, cũng là cháu nội Sở Bình Vương
  • Công Tôn Bình, tên thật là Hùng Bình, công tử nước Sở, em Công Tôn Khoan, cháu nội Sở Bình Vương
  • Công Tôn Hội, tức Cơ Hội, công tử và đại phu nước Tào, cháu nội của Tào Tuyên công
  • Công Tôn Long, được tôn tụng là Công Tôn tử, một trong Thất thập nhị hiền của Khổng Môn đệ tử
  • Công Tôn Di Mưu, tức Tử Nam Văn tử, vốn tên Cơ Di Mâu, vì là cháu nội Vệ Linh công nên mới gọi Công Tôn Di Mâu, cũng gọi là Vệ Tướng Quân Văn Tử.
  • Công Tôn Ban Sư, tức Cơ Ban Sư, vị quân chủ thứ 31 của nước Vệ, vì là cháu nội Vệ Tương công cho nên gọi là Công Tôn Ban Sư
  • Công Tôn Trinh Tử, tức Quy Trinh Tử, công tử và đại phu nước Trần, cháu nội Trần Ai công
  • Công Tôn Chu, tên thật là Tử Chu, công tử nước Tống, vì là cháu nội Tống Nguyên công nên mới gọi Công Tôn Chu
  • Công Tôn Cường, nhân vật chính trị của nước Tào cuối thời Xuân Thu
  • Công Tôn Tư, đại phu nước Trâu thời Xuân Thu Chiến Quốc
  • Thương Ưởng, còn gọi là Công Tôn Ưởng, đại thần nước Tần thời Chiến Quốc, người giúp nước Tần trở nên vững mạnh nhờ học thuyết Pháp gia
  • Công Tôn Diễn, chính khách thời Chiến Quốc bên Tàu
  • Công Tôn Sửu, người nước Tề thời Chiến Quốc, đệ tử của Mạnh Tử
  • Công Tôn Long, học giả nước Triệu thời Chiến Quốc
  • Công Tôn Sảng, tướng lĩnh nước Vệ thời Chiến Quốc
  • Công Tôn Hoằng, người nước Trung Sơn thời Chiến Quốc, một nhân vật Tung hoành gia, làm quan viên nước Tề
  • Công Tôn Oản, tên thật là Doanh Quán, vị vua cuối cùng của nước Thục, vì là cháu nội của Tần Huệ Văn vương cho nên gọi là Công Tôn Oản
  • Công Tôn Khánh, người thời Tần mạt
  • Công Tôn Quang, y học gia thời Tần mạt, Tây Sở và sơ Hán
  • Công Tôn Thần, quan viên thời Tây Hán
  • Công Tôn Khanh, phương sĩ thời Tây Hán
  • Công Tôn Hoằng, thừa tướng và Ngự Sử đại phu thời Tây Hán
  • Công Tôn Độ, con Công Tôn Hoằng, tập tước cha làm Bình Tân Hầu
  • Công Tôn Ngao, nhân vật quân sự thời Tây Hán, từng giữ chức Thái Trung đại phu
  • Công Tôn Côn Tà, Bình Khúc hầu thời Tây Hán, sau bị biếm làm thứ dân
  • Công Tôn Hạ, thừa tướng thời Tây Hán, con Công Tôn Côn Tà
  • Công Tôn Trưng Sử, phi tần của Hán Tuyên Đế
  • Công Tôn Lộc, tướng lĩnh cuối thời Tây Hán và đầu thời nhà Tân
  • Công Tôn Thuật, quân phiệt cát cứ Ích Châu đầu thời Đông Hán, đặt quốc hiệu Thành Gia tự xưng Bạch Đế
  • Công Tôn Toản, tướng nhà Đông Hán và là quân phiệt cát cứ U Châu thời Tam Quốc
  • Công Tôn Việt, em họ Công Tôn Toản
  • Công Tôn Phạm, em họ Công Tôn Toản
  • Công Tôn Tục, con Công Tôn Toản
  • Công Tôn Bảo Nguyệt, con gái Công Tôn Toản, nhân vật hư cấu
  • Công Tôn Diên, nhân vật cuối thời Đông Hán, tổ tiên của thế lực cát cứ Công Tôn Liêu Đông thời Tam Quốc
  • Công Tôn Độ, tướng nhà Đông Hán và là quân phiệt cát cứ Liêu Đông thời Tam Quốc.
  • Công Tôn Khang, con trưởng Công Tôn Độ, quân phiệt cát cứ Liêu Đông thời Tam Quốc.
  • Công Tôn Cung, con thứ Công Tôn Độ, nối chức Công Tôn Khang.
  • Công Tôn Uyên, con thứ Công Tôn Khang, đoạt ngôi ông chú Công Tôn Cung làm chủ Liêu Đông.
  • Công Tôn Tu, con Công Tôn Uyên
  • Công Tôn Vĩnh, ẩn sĩ thời kỳ Ngũ Hồ thập lục quốc, được Tiền Tần Thế Tổ Tuyên Chiêu Đế Phù Kiên truy tặng danh hiệu Sùng Hư tiên sinh
  • Công Tôn Phượng, ẩn sĩ nước Tiền Yên thời kỳ Ngũ Hồ thập lục quốc
  • Công Tôn phu nhân, phi tần của Tiền Yên Thái Tổ Văn Minh Đế Mộ Dung Hoảng, thân mẫu của Nam Yên Thế Tông Hiến Vũ Đế Mộ Dung Đức
  • Công Tôn Ngũ Lâu, quan viên nước Nam Yên giai đoạn Ngũ Hồ loạn Hoa
  • Công Tôn Biểu, tướng tĩnh thời Bắc Ngụy
  • Công Tôn Quỹ, tướng lĩnh nhà Bắc Ngụy, con Công Tôn Biểu
  • Công Tôn Chất, Thượng thư thời Bắc Ngụy, con Công Tôn Biểu, em Công Tôn Quỹ
  • Công Tôn Quý Tân, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân thời Đông Ngụy
  • Công Tôn Vũ Đạt, Đông Lai Tráng công đời nhà Đường
  • Công Tôn đại nương, nữ vũ sư đời nhà Đường
  • Công Tôn Sách, nhân vật hư cấu trong Trung liệt nghĩa hiệp truyện của Thạch Ngọc Côn
  • Công Tôn Thắng biệt hiệu Nhập Vân Long, nhân vật hư cấu trong Thủy Hử.
  • Công Tôn Chỉ, cốc chủ Tuyệt Tình cốc, nhân vật hư cấu trong cuốn tiểu thuyết Thần điêu hiệp lữ của nhà văn Kim Dung
  • Công Tôn Lục Ngạc, con gái của Công Tôn Chỉ và Cừu Thiên Xích, cũng là nhân vật giả tưởng của nhà văn Kim Dung

Xem thêm

Tham khảo

Hình tượng sơ khai Bài viết tiểu sử nhân vật Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s