Nghệ thuật chiến dịch

Nghệ thuật chiến dịch (tiếng Nga оперативное искусство, tiếng Anh operational art) là một khái niệm lý luận quân sự bắc cầu giữa chiến lượcchiến thuật được các nhà lý luận quân sự Xô Viết, mà nổi bật là Nguyên soái Liên Xô M.N Tukhachevsky và A.A. Svechin giới thiệu vào giữa những năm 1920 nhằm thích ứng với quy mô lớn hơn của chiến tranh, khi chiến thắng cuối cùng không thể đạt được bằng một số ít trận đánh quyết định, mục tiêu chiến lược không thể hoàn thành bằng các hoạt động chiến thuật riêng lẻ.

Sau Chiến tranh Việt Nam, nghệ thuật chiến dịch được nghiên cứu trong giới quân sự Mỹ vào năm 1982.[1] Họ rút tỉa và kết hợp với các khái niệm cơ bản về chiến dịch - chiến thuật của nhà lý luận quân sự người Đức Carl von Clausewitz để tổng kết thành Điều lệ thực hành chiến dịch của Quân đội Mỹ. Qua ứng dụng thành công của Quân đội Mỹ và Đồng Minh ở hai cuộc chiến tranh vùng Vịnh, nghệ thuật chiến dịch được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều quân đội lớn trên thế giới, đồng thời được xem là bước tiến triển lớn của khoa học quân sự hiện đại.

Khái niệm

Nghệ thuật chiến tranh từ lâu đã phân chia thành chiến lược quân sựchiến thuật quân sự.[2] Về sau, các nhà quân sự Liên Xô phát triển nghệ thuật chiến dịch lần đầu tiên.[2] Nó đã được xác định đưa vào ứng dụng và ngành quân sự đã phân chia thành chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật.[3] Nghệ thuật chiến dịch được xem xét là bộ phận độc lập của nghệ thuật quân sự,[4] là bộ phận không thể thiếu của nghệ thuật quân sự.[5]

Mặc dù, giới quân sự xem xét rằng vẫn chưa giải thích được sự khác biệt đáng kể giữa nó và chiến thuật,[4] theo cách hiểu giản đơn, nghệ thuật chiến dịch thường được giải thích là các chiến thuật và việc quản trị chúng.[6] Đó là nghệ thuật tiến hành các hoạt động quân sự lớn, trận chiến, trận đánh.[7] Theo định nghĩa đầy đủ hơn, nghệ thuật chiến dịch "biểu thị chuỗi mệnh lệnh liên kết các chi tiết cụ thể về chiến thuật với các mục tiêu chiến lược".[8] Đó là hành động nằm cùng với nhiều hành động khác trong một chuỗi hành động được thống nhất để theo đuổi một mục tiêu, tương tác nhau, lựa chọn cách thức tương tác, phối hợp nhiều chiến thuật khác nhau.[9]

Khái niệm được đặt là Nghệ thuật chiến dịch thay vì Khoa học chiến dịch được lập luận là có lý do. Từ "nghệ thuật" được sử dụng chứ không phải "khoa học" là do việc chỉ huy hoạt động của người chỉ huy quân đội phần lớn mang tính chất sáng tạo.[10] Khái niệm này không có ở phương Tây, ngành quân sự các nước phương Tây chỉ chia thành chiến lược và chiến thuật.[11] Việt Nam là quốc gia cộng sản thân Liên Xô, ngành quân sự cũng bị ảnh hưởng trong việc phân chia 3 cấp. Trong đó, cấp chiến lược thường được gọi là nghệ thuật tác chiến chiến lược, cấp chiến dịch được gọi là nghệ thuật chiến dịch tiến công. Nghệ thuật chiến dịch tiến công được xác định là nghệ thuật chọn hướng tiến công và mục tiêu tiến công chủ yếu đúng và hiểm; nghệ thuật nghi binh, lừa địch tạo thế, giữ quyền chủ động; nghệ thuật tạo ưu thế,...[12]

Vai trò

Nghệ thuật quân sự đã chia thành ba phần: chiến thuật, nghệ thuật chiến dịch, chiến lược; trong đó có bộ phận tách biệt nghệ thuật chiến dịch. Điều này đã "góp phần phát triển có mục đích hơn các lý thuyết về chiến lược và chiến thuật, kích thích sự phát triển sâu sắc các vấn đề cấu thành chủ đề và tính đặc thù của chúng".[13] Mỗi phần trong số này có sự đặc trưng riêng trong chiến tranh,[14] trong đó nghệ thuật chiến dịch là khâu thực hiện yêu cầu mà chiến lược đề ra.[15]

Nghệ thuật chiến dịch không chỉ ứng dụng cho lục quân mà còn ứng dụng cho hải quân. Nghệ thuật chiến dịch hải quân là một phần không thể thiếu trong nghệ thuật hải quân của Liên Xô,[16] cùng với chiến thuật hải quân và chiến lược hải quân.[17] Nó cũng ứng dụng trong lĩnh vực không quân và phòng không.[18]

Trong chiến tranh Đông Dương, lực lượng của Đảng Cộng sản Việt Nam phải từng bước chuyển hóa thế yếu của mình trước quân đội Pháp. Họ nhận định rằng quân đội họ "từng bước trưởng thành", "vừa đánh vừa học" do đó việc tiếp thu và áp dụng nghệ thuật chiến dịch cũng phải phát triển dần.[19]

Lịch sử

Nghệ thuật chiến dịch bắt đầu từ những năm 1930, xuất phát từ những nghiên cứu về tác chiến chiều sâu.[20] Sự hình thành và phát triển của nó được xem là quy luật phát triển của chiến tranh.[15]

Tham khảo

  1. ^ Б. Киселев 2016, tr. Xem trang.
  2. ^ a b Александр Александрович Строков 1955, tr. XXIX.
  3. ^ Bộ trưởng Quốc phòng Xô Viết 1960, tr. 41.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBộ_trưởng_Quốc_phòng_Xô_Viết1960 (trợ giúp)
  4. ^ a b Валентин Александрович Рунов 2018, tr. Xem.
  5. ^ Валерий Янович, Юрий Байрамуков, Евгений Драбатулин, Виталий Гавриленко, Сергей Гончарик, Леонардас-Егонас Церас 2022, tr. 20.
  6. ^ Liên minh các Hiệp hội Quốc phòng (Soiuz obshchestv oborony) 1931, tr. 59.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFLiên_minh_các_Hiệp_hội_Quốc_phòng_(Soiuz_obshchestv_oborony)1931 (trợ giúp)
  7. ^ Сергей Трапицын, Марина Жарова, Полина Бавина, Елена Агапова, Зоя Апевалова, Алексей Кравцов 2020, tr. 379.
  8. ^ Fouad Sabry 2024, tr. Xem trang.
  9. ^ Завалкевич Леонард 2018, tr. Xem trang.
  10. ^ Алексей Исаев 2022, tr. Xem trang.
  11. ^ Михаил Абрамович Мильштейн, Алексей Кириллович Слободенко 1961, tr. 163.
  12. ^ Nguyễn Hòa 2015, tr. 367.
  13. ^ Махмут Ахметович Гареев 1985, tr. 202.
  14. ^ Василий Герасимович Резниченко 1987, tr. 8.
  15. ^ a b Viện lịch sử quân sự Việt Nam 1995, tr. 584.
  16. ^ Сергей Иванович Вавилов 1949, tr. 54.
  17. ^ В. И Ачкасов, Н. Б. Павлович 1973, tr. 3.
  18. ^ Viện lịch sử quân sự Việt Nam 1997, tr. 235.
  19. ^ Viện lịch sử quân sự Việt Nam 2004, tr. 153.
  20. ^ Андрей Антонович Гречко, Дмитрий Федорович Устинов, Институт voennoĭ истории 1974, tr. 414.

Sách tiếng Nga

  • Андрей Антонович Гречко, Дмитрий Федорович Устинов, Институт voennoĭ истории (1974). История второи мировои воины, 1939-1945, Tập 3. Воен. изд-во Министерства обороны СССР (NXB Quân sự Bộ Quốc phòng Liên Xô).Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Александр Александрович Строков (1955). История военного искусства, Tập 1. Voen. izd-vo (NXB Quân đội).
  • Алексей Исаев (2022). Мифы и правда о маршале Жукове. Litres (Литрес). ISBN 9785457047440.
  • В. И Ачкасов, Н. Б. Павлович (1973). Советское военно-морское искусстве в великой отечественной войне. Voenizdat (Voennoe Izdatelstvo: Ấn bản quân sự).
  • Василий Герасимович Резниченко (1987). Тактика. Voen. izd-vo (NXB Quân đội).
  • Валентин Александрович Рунов (2018). Военное искусство вермахта. От блицкрига до поражения. Издательство Вече (NXB Veche). ISBN 9785448473401.
  • Валерий Янович, Юрий Байрамуков, Евгений Драбатулин, Виталий Гавриленко, Сергей Гончарик, Леонардас-Егонас Церас (2022). Тактическая подготовка курсантов учебных военных центров. Litres (Литрес). ISBN 9785041774271.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Б. Киселев (2016). Англо-русский словарь военно-технической и сопутствующей лексики и сокращений с комментариями. 2-е издание. Часть II: S – Z, сокращения, комментарии. Litres (Литрес). ISBN 9785040155347.
  • Сергей Иванович Вавилов (1949). Большая советская энциклопедия, Tập 31. Изд-во Большая советская энциклопедия (NXB Đại bách khoa toàn thư Xô Viết).
  • Сергей Трапицын, Марина Жарова, Полина Бавина, Елена Агапова, Зоя Апевалова, Алексей Кравцов (2020). Менеджмент в образовании 2-е изд., пер. и доп. Учебник и практикум для вузов. Litres (Литрес). ISBN 9785043226488.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Махмут Ахметович Гареев (1985). М.В. Фрунзе - военный теоретик: взгляды М.В. Фрунзе и современная военная теория. Военное изд-во (NXB Quân sự).
  • Михаил Абрамович Мильштейн, Алексей Кириллович Слободенко (1961). О буржуазной военной науке. Воен изд-во (NXB Quân sự).
  • Завалкевич Леонард (2018). Процесс управления. Strelbytskyy Multimedia Publishing (NXB đa phương tiện Strelbytskyy).

Tài liệu tiếng Nga

  • Bộ trưởng Quốc phòng Xô Viết (Soviet Union. Ministerstvo oborony) (1960). “Voenno-istoricheskiĭ zhurnal, Số phát hành 1-6”. Voen. izd-vo (NXB Quân đội). Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  • Liên minh các Hiệp hội Quốc phòng (Soiuz obshchestv oborony) (1931). “Voĭna i revoliutsiia, Số phát hành 1-6”. Gos. voennoe izdatelʹstvo (NXB Quân đội quốc gia). Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)

Sách tiếng Việt

  • Nguyễn Hòa (2015). Sự lãnh đạo của Đảng và nghệ thuật quân sự Việt Nam trong đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước [1954-1975]. Nhà xuất bản Thanh Hóa. OCLC 956967186.
  • Viện lịch sử quân sự Việt Nam (1995). Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong 30 năm chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, 1945-1975. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. OCLC 36283912.
  • Viện lịch sử quân sự Việt Nam (1997). Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. OCLC 39515847.
  • Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2004). Điện Biên Phủ, đỉnh cao nghệ thuật chiến dịch Việt Nam. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. OCLC 56506659.

Sách tiếng Anh

  • Fouad Sabry (2024). Operational Level of War: Strategic Chess, Navigating the Battlefield from A to Z. One Billion Knowledgeable.

Đọc thêm

  • Claus Telp (2005). The Evolution of Operational Art, 1740-1813: From Frederick the Great to Napoleon. Psychology Press. ISBN 9780714657226.
  • David M. Glantz (1991). Soviet Military Operational Art: In Pursuit of Deep Battle. Taylor & Francis. ISBN 9780714640778.
  • David M. Glantz, August storm: the Soviet strategic offensive in Manchuria Lưu trữ 2011-08-07 tại Wayback Machine. US Army Command and General Staff College, Leavenworth Papers 1983. US ISSN 0195 3451
  • House, Jonathan M.Toward Combined Arms Warfare: A Survey of 20th-Century Tactics, Doctrine, and Organization Lưu trữ 2010-07-07 tại Wayback Machine. U.S. Army Command General Staff College, 1984.
  • M. Vego. Introduction to Operational Art Downloadable PPT Lưu trữ 2013-03-09 tại Wayback Machine. JMO DEPARTMENT, U.S. NAVAL WAR COLLEGE, NEWPORT, RI.
  • Matheny, Michael R. The roots of modern American operational art, Downloadable pdf Lưu trữ 2010-12-08 tại Wayback Machine, 2003, Published by Advanced Strategic Art Program (ASAP), US Army War College
  • McKercher, B. J. C., Hennessy, M. A. (1996). The Operational Art: Developments in the Theories of War. Bloomsbury Publishing. ISBN 9780313023385.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • McPadden, Christopher P. Mikhail Nikolayevich Tukhachevsky (1893–1937): Practitioner and Theorist of War Lưu trữ 2010-11-05 tại Wayback Machine The Land Warfare Paper No. 56W AUGUST 2006 - AUSA
  • Richard E. Simpkin (1987). Deep Battle: The Brainchild of Marshal Tukhachevskii. Brassey's Defence. ISBN 9780080311937.