Pedro II của Brasil

Pedro II của Brasil
Hoàng đế Brasil
Ảnh của Mathew Brady, năm 1876
Hoàng đế Brasil
Tại vị7 tháng 4 năm 1831 - 15 tháng 11 năm 1889
Đăng quang18 tháng 7 năm 1841
Tiền nhiệmPedro I
Kế nhiệmDeodoro da Fonseca (Tổng thống)
Thông tin chung
Sinh2 tháng 12 năm 1825
Cung điện São Cristóvão, Rio de Janeiro, Đế quốc Brasil
Mất5 tháng 12 năm 1891
Paris, Pháp
An tángImperial Mausoleum, Petrópolis
Phối ngẫuTeresa Christina của Hai Sicily
Hậu duệAfonso
Isabel, Công chúa Brasil
Công chúa Leopoldina của Brasil
Pedro de Bourbon e Bragança
Hoàng tộcNhà Braganza
Hoàng gia caIndependence Hymn
Thân phụPedro I của Brasil
Thân mẫuMaria Leopoldine của Áo

Pedro II (tiếng Anh: Peter II; 02 tháng 12 năm 1825 - 5 tháng 12 năm 1891)[1], có biệt danh là "Người cao thượng", là vị hoàng đế thứ 2 và cuối cùng của Đế quốc Brasil, ông trị vì hơn 58 năm. Ông được sinh ra tại Rio de Janeiro, là con trai thứ 7 của Hoàng đế Pedro I của Brazil và mẹ là Hoàng hậu Maria Leopoldine và do đó ông là thành viên của nhánh Brazil của Vương tộc Braganza. Sự thoái vị đột ngột của cha ông khỏi ngài vàng Brasil và trở lại châu Âu vào năm 1831, lúc đó ông chỉ mới 5 tuổi và phải lên ngôi hoàng đế, điều này đã khiến tuổi thơ của ông đầy cô đơn, buộc phải dành nhiều thời gian học tập để chuẩn bị cho việc trị nước. Chính những trải nghiệm và tranh chấp chính trị trong thời kỳ này đã ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách sau này của ông. Pedro là một vị hoàng đế có tinh thần trách nhiệm cao và hết lòng vì đất nước, nhân dân của mình, nhưng mỗi ngày qua đi ông càng thể hiện sự căm ghét vai trò hoàng đế của mình.

Pedro II kế thừa một đế chế đang trên đà tan rã, nhưng với tình yêu và trách nhiệm của mình, ông đã đưa Brasil trở thành một cường quốc mới nổi trên trường quốc tế. Đế quốc Brasil ngày càng trở nên khác biệt với các nước láng giềng gốc Tây Ban Nha nhờ sự ổn định chính trị, tự do ngôn luận được bảo vệ nhiệt tình, tôn trọng quyền công dân, tăng trưởng kinh tế sôi động và chính phủ được tổ chức theo cơ chế Quân chủ lập hiến với một quốc hội quyền lực và dân chủ. Pedro II cũng đưa Brasil giành chiến thắng trong các cuộc Chiến tranh Platine, Chiến tranh UruguayChiến tranh Paraguay, cũng như thắng lợi trong một số tranh chấp quốc tế và bạo loạn trong nước. Pedro II rất kiên định trong việc thúc đẩy xoá bỏ chế độ nô lệ bất chấp sự phản đối từ các nhóm lợi ích chính trị và giới chủ nô giàu có. Là một người yêu tri thức và thông thái, Pedro trở thành một nhà bảo trợ nhiệt thành cho giáo dục, văn hoákhoa học. Ông đã dành được nhiều sự ngưỡng mộ từ Charles Darwin, Victor HugoFriedrich Nietzsche, và ông là bạn của Richard Wagner, Louis PasteurHenry Wadsworth Longfellow.

Hầu hết người Brasil không mong muốn thay đổi hình thức thể chế chính trị, nhưng Hoàng đế Pedro II đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính bất ngờ mà hầu như không có sự ủng hộ nào từ phía dân chúng, nó được thực hiện bởi một nhóm các nhà lãnh đạo quân sự với mong muốn biến Brasil thành một nhà nước cộng hòa do một nhà độc tài đứng đầu tương tự như các nhà nước khác ở Nam Mỹ đương thời. Trên thực tế từ trước cuộc đảo chính, Pedro đã cảm thấy mệt mỏi với vương quyền và tuyệt vọng về triển vọng tương lai của chế độ quân chủ, bất chấp sự ủng hộ của dân chúng. Ông không cho phép một cuộc nội chiến để giành lại quyền lực hoàng gia, và ông cũng không ủng hộ bất kỳ nỗ lực nào nhằm khôi phục chế độ quân chủ ở Brasil. Ông đã sống 2 năm cuối đời lưu vong ở châu Âu, chỉ sống một mình với số tiền ít ỏi.

Triều đại của Pedro II bị đánh giá là kết thúc một cách bất thường, vì hoàng đế bị lật đổ trong khi được người dân yêu quý và đánh giá cao. Những nỗ lực cải cách của ông đã tiêu tan khi Brasil được dẫn dắc dưới chế độ cộng hòa, bởi một chính phủ vô cùng yếu kém trong một thời gian dài. Chế độ độc tài đã khiến cho xã hội Brasil xáo trộn, các cuộc khủng hoảng kinh tếhiến pháp liên tục diễn ra. Những người chống đối chế độ quân chủ và lật đổ ngai vàng của Pedro II sớm bắt đầu thấy ở cựu hoàng đế một hình mẫu cho nền cộng hòa Brasil. Vài thập kỷ sau khi qua đời, danh tiếng của Pedro II đã được khôi phục và hài cốt của ông đã được đưa về Brazil với các lễ kỷ niệm trên toàn quốc. Các nhà sử học đã coi Hoàng đế dưới góc độ cực kỳ tích cực và một số người đã đưa ông vô danh sách những Brazil vĩ đại nhất mọi thời đại.

Cuộc sống đầu đời

Sinh ra

Chân dung Pedro lúc 10 tháng tuổi, 1826
Xu bạc mệnh giá 2000 reis, mặt trước là chân dung vua Pedro II của Đế quốc Brazil, đúc năm 1889

Pedro sinh ra vào lúc 02:30p ngày 02/12/1825 tại Cung điện São Cristóvão, ở Rio de Janeiro, Brazil[2]. Ông được đặt theo tên của Thánh Peter thành Alcantara, tên đầy đủ của ông là Pedro de Alcântara João Carlos Leopoldo Salvador Bibiano Francisco Xavier de Paula Leocádio Miguel Gabriel Rafael Gonzaga[3]. Thông qua cha mình, Hoàng đế Pedro I, ông là thành viên thuộc chi nhánh Brazil của Nhà Braganza (tiếng Bồ Đào Nha: Bragança) và được gọi bằng kính ngữ "Dom" (Lord/Lãnh chúa) ngay từ khi mới sinh ra đời. Ông là cháu nội của Vua Bồ Đào Nha João VI và gọi Vua Miguel I của Bồ Đào Nha là chú[4][5]. Mẹ của ông là Nữ Đại công tước Maria Leopoldine của Áo, con gái của Franz II, Hoàng đế La Mã Thần thánh cuối cùng và Hoàng đế đấu tiên của [[Đế quốc Áo. Thông qua mẹ của mình, Pedro là cháu của Napoléon Bonaparte và là em họ đầu tiên của Hoàng đế Napoléon II của Pháp, Franz Joseph, Hoàng đế của Áo-HungaryHoàng đế Maximiliano I của Mexico.[6]

Pedro là con trai hợp pháp duy nhất của Hoàng đế Pedro I còn sống qua tuổi thơ ấu, ông chính thức được công nhận là người thừa kế ngai vàng Đế quốc Brazil với tước hiệu Thái tử hoàng gia vào ngày 11/12/1826. Hoàng hậu Maria Leopoldina qua đời vào ngày 11/12/1826 vì thai chết lưu, lúc này Pedro được 1 buổi. Hai năm rưỡi sau cha ông kết hôn với Amélie de Beauharnais. Hoàng tử Pedro có mối quan hệ rất tốt với người mẹ kế này và ông xem bà như mẹ ruột của mình[7]. Hoàng đế Pedro I mong muốn đưa con gái mình là Công chúa Maria lê kế vị ngai vàng Bồ Đào Nha, vốn đã bị em trai ông là Miguel I của Bồ Đào Nha chiếm lấy, cũng như sức ảnh hưởng chính trị của ông ở Brazil bị suy giảm, ông đã đột ngột tuyên bố thoái vị vào ngày 07/04/1831[8][9], Hoàng đế Pedro I cùng Amelie lên tàu về châu Âu, để lại Hoàng tử Pedro, lúc đó mới 5 tuổi lên kế vị ngai vàng, trở thành Hoàng đế thứ 2 của Brazil. [10][11]

Đăng quang sớm

Trước khi rởi bỏ Brazil để về châu Âu, Hoàng đế Pedro I đã chọn ra 3 người thân cận đễ chăm sóc và nuôi dạy hoàng từ Pedro và những người con gái còn ở lại Brazil. Người đầu tiên là José Bonifácio de Andrada, bạn thân của ông và là một nhà lãnh đạo có ảnh hưởng trong thời kỳ Brasil độc lập[12][13], người được xem là giám hộ cho tiểu hoàng đế Pedro II. Người thứ hai là Mariana de Vern là nữ gia sư của hoàng gia từ khi Hoàng tử Pedro ra đời. Khi còn nhỏ, Hoàng tử lúc bấy giờ gọi bà là "Dadama", vì ông không thể phát âm chính xác từ dama (Lady)[14]. Tiểu hoàng đế xem nữ gia sư này như mẹ đẻ của mình và luôn gọi bà bằng biệt danh cho đến khi ông trưởng thành[11][15]. Người thứ ba là Rafael, một cựu binh Người Brasil gốc Phi trong Chiến tranh Cisplatine[16][17]. Rafael trở thành một quản gia của Cung điện São Cristóvão, là người mà gia đình hoàng đế hết sức tin tưởng, vua Pedro I đã giao nhiệm vụ chăm sóc các con của mình cho Rafael và ông đã thực hiện điều này trong suốt phần đời còn lại của mình. [18][17]

Bonifácio bị cách chức vào tháng 12/1833 và được thay thế bằng một người giám hộ khác. Ngoài thời gian ngủ ra thì vị Hoàng đế trẻ Pedro II dành phần lớn thời gian còn lại để học tập với các vị gia sư, chỉ có 2 giờ dành cho giải trí. Những giờ học của Pedro được đánh giá là rất vất vả và khắt khe, vì nó được xem là nền tảng cho việc trị nước sau khi ông đến tuổi trưởng thành và trực tiếp trị vì đế chế của mình. Pedro có ít bạn bè cùng trang lứa và bị hạn chế tiếp xúc với các chị gái của mình. Tất cả những điều đó cùng với sự ra đi đột ngột của bố mẹ, đã khiến cho vị vua trẻ có một cuộc sống cô đơn và thiếu hạnh phúc. Môi trường mà Pedro lớn lên đã biến ông trở thành một người nhút nhát và thiếu thốn tình yêu, chỉ biết coi sách là nơi nương tựa và rút lui khỏi thế giới thực. [19][20]

Lên nắm quyền

Pedro II lúc 20 tuổi mặc lễ phục triều đình, 1846

Việc loại bỏ chế độ nhiếp chính phe phái đã mang lại sự ổn định cho chính phủ. Pedro II được cả nước coi là một người có quyền lực hợp pháp, xếp trên các quan điểm đảng phái và những tranh chấp nhỏ nhặt. Tuy nhiên, ông vẫn chỉ là một cậu bé, nhút nhát, bất an và chưa trưởng thành.[21] Điều này là kết quả từ tuổi thơ tan vỡ, khi ông trải qua sự bỏ rơi, âm mưu và phản bội.[22] Ở hậu trường, một nhóm công chức cấp cao trong cung điện và các chính trị gia nổi tiếng do Aureliano Coutinho (sau này là Tử tước xứ Sepetiba) lãnh đạo được biết đến với cái tên "Phe cận thần" khi họ thiết lập ảnh hưởng đối với vị Hoàng đế trẻ. Một số người rất thân thiết với ông, chẳng hạn như Mariana de Verna và thị thần Paulo Barbosa da Silva.[23] Pedro II đã được các cận thần sử dụng một cách khéo léo để chống lại kẻ thù của họ.[24]

Chính phủ Brazil đã dàn xếp để Vương nữ Teresa Cristina của Vương quốc Hai Sicilia kết hôn với hoàng đế. Bà và Pedro II kết hôn theo ủy quyền tại Napoli vào ngày 30 tháng 5 năm 1843.[25] Hoàng đế không làm gì nhiều để che giấu sự thất vọng của mình. Một người quan sát nói rằng Pedro II đã quay lưng lại với Teresa Cristina, một người khác miêu tả ông bị sốc đến mức cần phải ngồi xuống.[26] Tối hôm đó, Pedro II đã khóc và phàn nàn với Mariana de Verna, "Họ đã lừa dối tôi, Dadama!"[27] Phải mất vài giờ để thuyết phục ông rằng nhiệm vụ buộc ông phải tiếp tục.[44] Thánh lễ Hôn phối, với việc phê chuẩn những lời khấn được ủy quyền trước đó và ban phép lành hôn nhân, diễn ra vào ngày hôm sau, ngày 4 tháng 9.[28]

Vào cuối năm 1845 và đầu năm 1846, Hoàng đế thực hiện một chuyến công du đến các tỉnh phía Nam Brazil, đi qua São Paulo (ltrong đó Paraná là một phần vào thời điểm này), Santa Catarina và Rio Grande do Sul. Hoàng đế rất phấn khởi trước những phản hồi nồng nhiệt và nhiệt tình mà thần dân đã dành cho ông.[29] Lúc đó Pedro II đã trưởng thành về thể chất và tinh thần. Ông được mô tả là một người đàn ông cao 1,90 mét (6 ft 3 in) với đôi mắt xanh và mái tóc vàng, được coi là đẹp trai.[30] Cùng với sự trưởng thành, những điểm yếu của hoàng đế mờ dần và những điểm mạnh trong tính cách của ông ấy lộ rõ. Ông trở nên tự tin và học được cách không chỉ vô tư, siêng năng mà còn lịch sự, kiên nhẫn và nhân hậu. Barman nói rằng hoàng đế giữ "cảm xúc của mình dưới kỷ luật sắt đá.[31] Ông ấy không bao giờ thô lỗ và không bao giờ mất bình tĩnh. Ông ấy đặc biệt kín đáo trong lời nói và thận trọng trong hành động." Quan trọng nhất, giai đoạn này chứng kiến ​​​​sự kết thúc của Phe cận thần. Pedro II bắt đầu thực thi đầy đủ quyền lực và thành công trong việc chấm dứt ảnh hưởng của cận thần bằng cách loại bỏ họ khỏi những vị trí ở cạnh mình.[32]

Bãi bỏ buôn bán nô lệ và chiến tranh

Pedro II khoảng 22 tuổi, năm 1848. Đây là bức ảnh sớm nhất còn sót lại của Hoàng đế

Pedro II phải đối mặt với ba cuộc khủng hoảng từ năm 1848 đến năm 1852.[33] Thử thách đầu tiên là việc đối đầu với việc buôn bán nô lệ nhập khẩu bất hợp pháp. Điều này đã bị cấm vào năm 1826 như một phần của hiệp ước với Vương quốc Anh.[34] Tuy nhiên, hoạt động buôn bán vẫn tiếp tục không suy giảm và việc chính phủ Anh thông qua Đạo luật Aberdeen năm 1845 đã cho phép các tàu chiến của Anh lên tàu của Brazil và thu giữ bất kỳ vật thể nào liên quan đến buôn bán nô lệ.[35] Trong khi Brazil vật lộn với vấn đề này, cuộc nổi dậy Praieira nổ ra vào ngày 6 tháng 11 năm 1848. Đây là cuộc xung đột giữa các phe phái chính trị địa phương trong tỉnh Pernambuco; nó bị đàn áp vào tháng 3 năm 1849. Luật Eusébio de Queirós được ban hành vào ngày 4 tháng 9 năm 1850 trao cho chính phủ Brazil quyền lực rộng rãi để chống buôn bán nô lệ bất hợp pháp. Với công cụ mới này, Brazil đã tiến tới loại bỏ việc nhập khẩu nô lệ. Đến năm 1852, cuộc khủng hoảng đầu tiên này kết thúc và nước Anh chấp nhận rằng hoạt động buôn bán nô lệ đã bị ngăn chặn.[36]

Cuộc khủng hoảng thứ ba kéo theo một cuộc xung đột với Liên minh Argentina về quyền tài phán trên các vùng lãnh thổ tiếp giáp với Río de la Plata và quyền tự do đi lại trên tuyến đường thủy đó.[37] Kể từ những năm 1830, nhà độc tài người Argentina là Juan Manuel de Rosas đã ủng hộ các cuộc nổi dậy ở UruguayBrazil. Chỉ đến năm 1850, Brazil mới có thể giải quyết được mối đe dọa do Rosas gây ra.[37] Một liên minh đã được hình thành giữa Brazil, Uruguay và những người Argentina bất mãn, dẫn đến Chiến tranh Platine và sự lật đổ sau đó của nhà cai trị Argentina vào tháng 2 năm 1852.[38][39] Barman nói rằng "một phần công lao đáng kể thuộc về Hoàng đế Pedro II, người có cái đầu lạnh, sự kiên trì với mục đích và ý thức về những gì khả thi đã được chứng minh là không thể thiếu".[33]

Việc Đế quốc Brazil giải quyết thành công những cuộc khủng hoảng này đã nâng cao đáng kể sự ổn định và uy tín của quốc gia, và Brazil nổi lên như một cường quốc ở châu Mỹ.[40] Trên bình diện quốc tế, người châu Âu bắt đầu coi đất nước này là hiện thân của những lý tưởng tự do quen thuộc, chẳng hạn như quyền tự do báo chí và sự tôn trọng hiến pháp đối với các quyền tự do dân sự. Chế độ quân chủ nghị viện đại diện của nó cũng hoàn toàn trái ngược với sự pha trộn giữa các chế độ độc tài và sự bất ổn đặc hữu ở các quốc gia khác ở Nam Mỹ trong thời kỳ này.[41]

Pedro II với chính trị

Pedro II năm 25 tuổi, 1851

Vào đầu những năm 1850, Brazil có được sự ổn định nội bộ và thịnh vượng kinh tế.[42][43] Dưới sự lãnh đạo chính phủ của thủ tướng Honório Hermeto Carneiro Leão (lúc đó là Tử tước và sau này là Hầu tước xứ Paraná), Hoàng đế đã tiến hành chương trình đầy tham vọng của riêng mình: conciliação (hòa giải) và melhoramentos (phát triển kinh tế).[44] Những cải cách của Pedro II nhằm mục đích ít đảng phái chính trị hơn và thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế. Đất nước được kết nối với nhau thông qua đường sắt, điện báo và tàu hơi [42] Ý kiến ​​chung, cả trong và ngoài nước, cho rằng những thành tựu này có thể thực hiện được là nhờ "sự cai trị của Brazil như một chế độ quân chủ và tính cách của Pedro II".[42]

Pedro II không phải là một bù nhìn kiểu Anh cũng không phải là một nhà độc tài theo cách của các sa hoàng Nga. Hoàng đế thực thi quyền lực thông qua hợp tác với các chính trị gia được bầu chọn, lợi ích kinh tế và sự ủng hộ của dân chúng.[45] Sự hiện diện tích cực của Pedro II trên chính trường là một phần quan trọng trong cơ cấu chính phủ, bao gồm nội các, Hạ viện và Thượng viện (hai cơ quan tạo ra Quốc hội). Ông sử dụng việc tham gia chỉ đạo đường lối của chính phủ như một phương tiện gây ảnh hưởng.[46] Sự chỉ đạo của ông trở nên không thể thiếu, mặc dù nó không bao giờ chuyển thành "sự cai trị của một người" áp đặt ý chí của mình trên chính trường."[47]

Những thành công chính trị đáng chú ý hơn của Hoàng đế chủ yếu đạt được nhờ vào phong cách không đối đầu và hợp tác khi ông tiếp cận cả các vấn đề cũng như các nhân vật đảng phái mà ông phải đối phó. Ông là người rất khoan dung, hiếm khi tỏ ra khó chịu trước những lời chỉ trích, phản đối hay thậm chí là sự kém cỏi.[48] Ông không có thẩm quyền theo hiến pháp để buộc chính phủ phải chấp nhận các sáng kiến ​​của mình mà không có sự cố vấn của nội các, và cách tiếp cận hợp tác của ông đối với việc cai trị đã giúp đất nước tiến bộ và giúp hệ thống chính trị hoạt động thành công.[49] Hoàng đế tôn trọng các đặc quyền của cơ quan lập pháp, ngay cả khi họ chống lại, trì hoãn hoặc cản trở các mục tiêu và sự bổ nhiệm của ông.[50] Hầu hết các chính trị gia đều đánh giá cao và ủng hộ vai trò của hoàng đế. Nhiều người đã sống qua thời kỳ nhiếp chính, khi việc thiếu một vị hoàng đế có thể đứng trên những lợi ích nhỏ nhặt và đặc biệt đã dẫn đến nhiều năm xung đột giữa các phe phái chính trị. Kinh nghiệm của họ trong đời sống công cộng đã tạo nên niềm tin rằng Pedro II là "không thể thiếu cho hòa bình và thịnh vượng tiếp tục của Brazil".[51]

Cuộc sống gia đình

Hoàng đế Pedro II và Hoàng hậu Teresa Cristina cùng những đứa con còn sống của họ là Hoàng nữ Leopoldina và Isabel, 1857

Cuộc hôn nhân giữa Pedro II và Teresa Cristina khởi đầu không tốt đẹp. Với sự trưởng thành, kiên nhẫn và đứa con đầu lòng là Hoàng tử Afonso, mối quan hệ của họ được cải thiện.[52][53] Sau này Teresa Cristina sinh thêm 3 người con: Hoàng nữ Isabel, năm 1846; Hoàng nữ Leopoldina, năm 1847; và cuối cùng là Hoàng tử Pedro Afonso, vào năm 1848.[54] Cả hai hoàng tử đều qua đời khi còn rất trẻ, điều này đã khiến Hoàng đế rất đau buồn và thay đổi hoàn toàn quan điểm của ông về tương lai của Đế quốc.[55] Mặc dù có tình cảm với các con gái nhưng ông không tin rằng hoàng nữ Isabel, dù là người thừa kế của ông, lại có cơ hội trị vị trên ngai vàng đế chế. Ông cảm thấy người kế vị cần phải là nam giới để chế độ quân chủ có thể tồn tại được.[56] Ông ngày càng thấy hệ thống đế quốc gắn bó chặt chẽ với mình đến mức nó sẽ không thể tồn tại được.[57] Isabel và em gái cô nhận được một nền giáo dục vượt trội, mặc dù họ không được đào tạo gì để chuẩn bị trị vì đất nước. Pedro II loại Isabel khỏi việc tham gia vào các hoạt động kinh doanh và quyết định của chính phủ.[58]

Vào khoảng năm 1850, Pedro II bắt đầu có những mối tình kín đáo với những phụ nữ khác.[59] Mối quan hệ nổi tiếng và lâu dài nhất trong số này liên quan đến Luísa Margarida Portugal de Barros, Nữ bá tước xứ Barral, người mà ông đã hình thành một tình bạn lãng mạn và thân mật, mặc dù không ngoại tình, sau khi bà được bổ nhiệm làm gia sư cho các con gái của hoàng đế vào tháng 11 năm 1856.[60] Trong suốt cuộc đời của mình, Hoàng đế luôn nuôi hy vọng tìm được một người bạn tâm giao, điều mà ông cảm thấy bị lừa dối do sự cần thiết của một cuộc hôn nhân cấp quốc gia với một người phụ nữ mà ông chưa bao giờ có cảm tình. Đây chỉ là một ví dụ minh họa cho tính cách kép của ông: một người siêng năng thực hiện nghĩa vụ hoàng đế của mình và một người khác coi chức vụ hoàng gia là một gánh nặng không đáng có và là người hạnh phúc hơn trong thế giới văn học và khoa học.[61]

Pedro II làm việc chăm chỉ và đòi hỏi rất khắt khe. Ông ấy thường thức dậy lúc 7 giờ và không ngủ trước 2 giờ sáng. Cả ngày ông dành cho công việc quốc gia và thời gian rảnh rỗi ít ỏi dành cho việc đọc và nghiên cứu.[62] Hoàng đế thực hiện công việc hàng ngày của mình với chiếc áo khoác đuôi tôm màu đen đơn giản, quần dài và cà vạt. Trong những dịp đặc biệt, hoàng đế sẽ mặc lễ phục và chỉ xuất hiện với đầy đủ trang phục vương miện, áo choàng và vương trượng hai lần mỗi năm vào lúc khai mạc và bế mạc Quốc hội đế chế.[63][64] Pedro II buộc các chính trị gia và quan chức chính phủ phải tuân theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt mà chính ông đã lấy bản thân mình ra để nêu gương.[65] Hoàng đế áp dụng chính sách nghiêm ngặt trong việc tuyển chọn công chức dựa trên đạo đức và tài năng.[66][67] Để đặt ra tiêu chuẩn, ông thực hành một cuộc sống giản dị, hoàng đế từng nói: "Tôi cũng hiểu rằng chi tiêu vô ích cũng giống như ăn trộm của Tổ quốc".[68] Các buổi tiệc khiêu vũ ở triều đình chấm dứt sau năm 1852.[61][69] Ông cũng từ chối yêu cầu hoặc cho phép huy động số tiền 800.000 R$ trong danh sách dân sự mỗi năm (405.000 đô la Mỹ hoặc 90.000 bảng Anh vào năm 1840) kể từ khi tuyên bố chính thức nắm quyền hoàng đế cho đến khi ông bị truất ngôi gần 50 năm sau.[70]

Người bảo trợ của nghệ thuật và khoa học

Pedro II khoảng 32 tuổi, năm 1858. Vào những năm 1850, sách bắt đầu xuất hiện nổi bật trong các bức chân dung của ông, ám chỉ vai trò của ông là người ủng hộ giáo dục.[71]

"Tôi sinh ra để cống hiến hết mình cho văn hóa và khoa học," Hoàng đế đã viết như thế trong nhật ký riêng của mình vào năm 1862.[72][73] Ông luôn ham học hỏi và tìm thấy trong sách một nơi ẩn náu cho tầm hồn mình trước những yêu cầu khắt khe của nghĩa vụ hoàng đế.[74][75] Các chủ đề mà Pedro II quan tâm rất rộng, bao gồm nhân chủng học, lịch sử, địa lý, địa chất, y học, luật, nghiên cứu tôn giáo, triết học, hội họa, điêu khắc, sân khấu, âm nhạc, hóa học, vật lý, thiên văn học, thơ ca và công nghệ cùng nhiều chủ đề khác.[76][77] Vào cuối triều đại của ông, đã có 3 thư viện trong cung điện São Cristóvão chứa hơn 60.000 cuốn sách.[78] Niềm đam mê ngôn ngữ học đã thôi thúc ông nghiên cứu các ngôn ngữ mới trong suốt cuộc đời và ông không chỉ có thể nói và viết tiếng Bồ Đào Nha mà còn cả tiếng La Tinh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hy Lạp, tiếng Ả Rập, tiếng Do Thái, tiếng Phạn, tiếng Trung, tiếng Occitan và tiếng Tupi.[79] Ông trở thành nhiếp ảnh gia người Brazil đầu tiên khi mua được một chiếc máy ảnh daguerreotype vào tháng 3 năm 1840.[80][81] Ông thành lập một phòng thí nghiệm ở São Cristóvão chuyên về nhiếp ảnh và một phòng thí nghiệm khác về hóa học và vật lý. Ông cũng cho xây dựng một đài quan sát thiên văn.[82]

Hoàng đế xem giáo dục là tầm quan trọng quốc gia và chính ông là tấm gương cụ thể về giá trị của việc học.[83] Ông đã từng viết: "Nếu tôi không phải là Hoàng đế, tôi muốn trở thành một giáo viên. Tôi không biết nhiệm vụ nào cao cả hơn là hướng dẫn trí tuệ trẻ và chuẩn bị cho những người đàn ông của ngày mai".[84] Viện Lịch sử và Địa lý Brazil nhằm thúc đẩy nghiên cứu và bảo tồn các ngành khoa học lịch sử, địa lý, văn hóa và xã hội.[85] Học viện Âm nhạc và Opera Quốc gia Hoàng gia[86] và Trường Pedro II cũng được thành lập, trường này đóng vai trò là hình mẫu cho các trường học trên khắp Brazil.[87] Học viện Mỹ thuật Hoàng gia do cha ông thành lập đã nhận được sự củng cố và hỗ trợ hơn nữa.[88] Sử dụng thu nhập từ danh sách dân sự của mình, Pedro II đã cấp học bổng cho sinh viên Brazil theo học tại các trường đại học, trường nghệ thuật và nhạc viện ở Châu Âu.[89][90] Ông cũng tài trợ cho việc thành lập Viện Pasteur, giúp bảo lãnh việc xây dựng Bayreuth Festspielhaus của Wagner, cũng như đăng ký các dự án tương tự.[91] Những nỗ lực của ông đã được ghi nhận cả trong và ngoài nước. Charles Darwin đã nói về ông: "Hoàng đế làm rất nhiều việc cho khoa học, đến nỗi mọi nhà khoa học đều phải thể hiện sự tôn trọng tối đa với ông".[92][93]

Pedro II trở thành thành viên của Hội Vương thất Luân Đôn, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoàng gia Bỉ và Hiệp hội Địa lý Hoa Kỳ.[94] Năm 1875, ông được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, một vinh dự trước đây chỉ được trao cho hai nguyên thủ quốc gia khác: Peter Đại đếNapoléon Bonaparte.[95][96] Ông trao đổi thư từ với các nhà khoa học, triết gia, nhạc sĩ và trí thức khác. Nhiều thông tín viên đã trở thành bạn của ông, trong đó có Richard Wagner, Louis Pasteur, Louis Agassiz, John Greenleaf Whittier, Michel Eugène Chevreul, Alexander Graham Bell, Henry Wadsworth Longfellow, Arthur de Gobineau, Frédéric Mistral, Alessandro Manzoni, Alexandre Herculano, Camilo Castelo Branco, và James Cooley Fletcher.[97] Sự uyên bác của ông đã khiến Friedrich Nietzsche ngạc nhiên khi hai người gặp nhau.[98] nói với Hoàng đế: "Thưa ngài, ngài là một công dân vĩ đại, ngài là cháu trai của Marcus Aurelius," và Alexandre Herculano gọi ông là "Vị hoàng tử mà ý kiến ​​chung cho là xuất sắc nhất trong thời đại của ông vì trí tuệ tài năng của ông và do ông thường xuyên áp dụng tài năng đó vào khoa học và văn hóa".[99]

Đụng độ với Đế chế Anh

Pedro II ở tuổi 35 cùng vợ và các con gái đến thăm một trang trại ở tỉnh miền nam Minas Gerais, 1861

Vào cuối năm 1859, Pedro II khởi hành chuyến đi đến các tỉnh phía Bắc thủ đô, thăm Espírito Santo, Bahia, Sergipe, Alagoas, PernambucoParaíba. Ông trở lại vào tháng 2 năm 1860 sau 4 tháng. Chuyến đi thành công rực rỡ, Hoàng đế được chào đón nồng nhiệt và vui vẻ ở khắp nơi.[100] Nửa đầu thập niên 1860, chứng kiến ​​hòa bình và thịnh vượng ở Brazil. Các quyền tự do dân sự được duy trì.[101][102] Quyền tự do ngôn luận đã tồn tại từ khi Brazil giành được độc lập và được Pedro II bảo vệ mạnh mẽ.[103][104] Ông nhận thấy báo chí từ thủ đô và từ các tỉnh là một cách lý tưởng để theo dõi dư luận và tình hình chung của đất nước.[105] Một phương tiện khác để giám sát Đế quốc là thông qua liên hệ trực tiếp với thần dân của mình. Hoàng đế thực hiện các buổi tiếp kiến ​​công chúng thường kỳ vào Thứ Ba và Thứ Bảy, nơi bất kỳ ai thuộc bất kỳ tầng lớp xã hội nào, kể cả nô lệ, đều có thể được trình bày những kiến ​​nghị cũng như câu chuyện của họ.[106] Các chuyến thăm tới các trường học, cao đẳng, nhà tù, triển lãm, nhà máy, doanh trại và những lần xuất hiện trước công chúng khác mang lại nhiều cơ hội hơn để hoàng đế thu thập thông tin trực tiếp.[107]

Sự yên tĩnh này tạm thời biến mất khi lãnh sự Anh ở Rio de Janeiro, William Dougal Christie, suýt gây ra một cuộc chiến giữa Anh và Brazil. Christie đã gửi Tối hậu thông điệp bao gồm các yêu cầu liên quan đến 2 sự cố nhỏ vào cuối năm 1861 và đầu năm 1862. Vụ đầu tiên là vụ chìm một chiếc tàu thương mại trên bờ biển Rio Grande do Sul, sau đó hàng hóa của nó bị cư dân địa phương cướp phá. Vụ thứ hai là vụ bắt giữ các sĩ quan Anh say rượu đang gây náo loạn trên đường phố Rio.[108]

Chính phủ Brazil không chịu nhượng bộ, và Christie ra lệnh cho các tàu chiến Anh bắt giữ các tàu buôn Brazil để bồi thường.[109] Brazil đã chuẩn bị cho điều được coi là một cuộc xung đột sắp xảy ra. Pedro II là nguyên nhân chính dẫn đến sự phản kháng của Brazil; ông bác bỏ mọi đề nghị nhượng bộ.[110][111] Phản ứng này gây ngạc nhiên cho Christie, người đã thay đổi quan điểm cứng rắng và đề xuất một giải pháp hòa bình thông qua trọng tài quốc tế.[112] Chính phủ Brazil đưa ra yêu cầu của mình và khi thấy vị thế của chính phủ Anh suy yếu, họ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Anh vào tháng 6 năm 1863.[113][114]

Tham khảo

  1. ^ Barman 1999, tr. 85.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  2. ^ See:
    • Besouchet 1993, tr. 39Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFBesouchet1993 (trợ giúp),
    • Carvalho 2007, tr. 11–12Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp),
    • Olivieri 1999, tr. 5Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFOlivieri1999 (trợ giúp).
  3. ^ See:
    • Vainfas 2002, tr. 198Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFVainfas2002 (trợ giúp),
    • Calmon 1975, tr. 3–4Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCalmon1975 (trợ giúp),
    • Schwarcz 1998, tr. 45Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFSchwarcz1998 (trợ giúp).
  4. ^ Besouchet 1993, tr. 40.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBesouchet1993 (trợ giúp)
  5. ^ Schwarcz 1998, tr. 47.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFSchwarcz1998 (trợ giúp)
  6. ^ See:
    • Schwarcz 1998, tr. 47Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFSchwarcz1998 (trợ giúp),
    • Barman 1999, tr. 1Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp),
    • Besouchet 1993, tr. 41Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFBesouchet1993 (trợ giúp).
  7. ^ See:
    • Carvalho 2007, tr. 16Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp),
    • Besouchet 1993, tr. 46Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFBesouchet1993 (trợ giúp),
    • Barman 1999, tr. 26–27Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp).
  8. ^ Carvalho 2007, tr. 21.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp)
  9. ^ Lira 1977, Vol 1, tr. 15.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_1 (trợ giúp)
  10. ^ Olivieri 1999, tr. 5.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFOlivieri1999 (trợ giúp)
  11. ^ a b Barman 1999, tr. 29.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  12. ^ Lira 1977, Vol 1, tr. 17.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_1 (trợ giúp)
  13. ^ Schwarcz 1998, tr. 50.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFSchwarcz1998 (trợ giúp)
  14. ^ Calmon 1975, tr. 5.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFCalmon1975 (trợ giúp)
  15. ^ Besouchet 1993, tr. 39.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBesouchet1993 (trợ giúp)
  16. ^ Carvalho 2007, tr. 31.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp)
  17. ^ a b Calmon 1975, tr. 57.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFCalmon1975 (trợ giúp)
  18. ^ Vainfas 2002, tr. 198.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFVainfas2002 (trợ giúp)
  19. ^ Carvalho 2007, tr. 29, 33.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp)
  20. ^ Barman 1999, tr. 39.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  21. ^ Barman 1999, tr. 74–75.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  22. ^ Barman 1999, tr. 66.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  23. ^ Barman 1999, tr. 49.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  24. ^ Barman 1999, tr. 80.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  25. ^ See:
    • Carvalho 2007, tr. 51Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp),
    • Lira 1977, Vol 1, tr. 122Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_1 (trợ giúp),
    • Olivieri 1999, tr. 19Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFOlivieri1999 (trợ giúp).
  26. ^ Barman 1999, tr. 97.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  27. ^ See:
    • Barman 1999, tr. 97Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp),
    • Calmon 1975, tr. 239Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCalmon1975 (trợ giúp),
    • Carvalho 2007, tr. 52Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp).
  28. ^ See:
    • Lira 1977, Vol 1, tr. 125–126Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_1 (trợ giúp),
    • Calmon 1975, tr. 240Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCalmon1975 (trợ giúp),
    • Barman 1999, tr. 98Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp).
  29. ^ Barman 1999, tr. 111.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  30. ^ See:
    • Lira 1977, Vol 1, tr. 50Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_1 (trợ giúp),
    • Schwarcz 1998, tr. 68Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFSchwarcz1998 (trợ giúp),
    • Barman 1999, tr. 81, 97Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp),
    • Calmon 1975, tr. 187Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCalmon1975 (trợ giúp).
  31. ^ Barman 1999, tr. 109, 122.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  32. ^ Barman 1999, tr. 109, 114.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  33. ^ a b Barman 1999, tr. 122.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  34. ^ Barman 1999, tr. 123.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  35. ^ Barman 1999, tr. 122–123.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  36. ^ Barman 1999, tr. 124.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  37. ^ a b Barman 1999, tr. 125.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  38. ^ Barman 1999, tr. 125–126.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  39. ^ Carvalho 2007, tr. 102–103.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp)
  40. ^ Levine 1999, tr. 63–64.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFLevine1999 (trợ giúp)
  41. ^ See:
    • Skidmore 1999, tr. 48Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFSkidmore1999 (trợ giúp),
    • Bethell 1993, tr. 76Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFBethell1993 (trợ giúp),
    • Graham 1994, tr. 71Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFGraham1994 (trợ giúp).
  42. ^ a b c Barman 1999, tr. 159.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  43. ^ Schwarcz 1998, tr. 100.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFSchwarcz1998 (trợ giúp)
  44. ^ Barman 1999, tr. 162.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  45. ^ Barman 1999, tr. 161–162.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  46. ^ Barman 1999, tr. 178.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  47. ^ Barman 1999, tr. 120.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  48. ^ Barman 1999, tr. 164.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  49. ^ Barman 1999, tr. 165.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  50. ^ Barman 1999, tr. 178–179.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  51. ^ Barman 1999, tr. 170.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  52. ^ Barman 1999, tr. 126.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  53. ^ Carvalho 2007, tr. 73.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp)
  54. ^ See:
    • Carvalho 2007, tr. 52Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp),
    • Barman 1999, tr. 127Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp),
    • Vainfas 2002, tr. 98Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFVainfas2002 (trợ giúp).
  55. ^ See:
    • Carvalho 2007, tr. 52Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp),
    • Vainfas 2002, tr. 200Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFVainfas2002 (trợ giúp),
    • Barman 1999, tr. 129Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp).
  56. ^ Barman 1999, tr. 129–130.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  57. ^ Barman 1999, tr. 130.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  58. ^ Barman 1999, tr. 151–152.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  59. ^ Barman 1999, tr. 128.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  60. ^ See:
    • Vainfas 2002, tr. 200Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFVainfas2002 (trợ giúp),
    • Barman 1999, tr. 147–148Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp),
    • Carvalho 2007, tr. 65Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp).
  61. ^ a b Carvalho 2007, tr. 80.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp)
  62. ^ Barman 1999, tr. 134.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  63. ^ Barman 1999, tr. 133–134.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  64. ^ Lira 1977, Vol 2, tr. 54–55.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_2 (trợ giúp)
  65. ^ Skidmore 1999, tr. 48.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFSkidmore1999 (trợ giúp)
  66. ^ Barman 1999, tr. 163.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  67. ^ Carvalho 2007, tr. 83.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp)
  68. ^ See:
    • Carvalho 2007, tr. 79, 93Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp),
    • Lira 1977, Vol 2, tr. 47Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_2 (trợ giúp),
    • Olivieri 1999, tr. 38Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFOlivieri1999 (trợ giúp).
  69. ^ Lira 1977, Vol 2, tr. 53.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_2 (trợ giúp)
  70. ^ See:
    • Barman 1999, tr. 439Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp),
    • Carvalho 2007, tr. 97Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp),
    • Lira 1977, Vol 2, tr. 51Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_2 (trợ giúp).
  71. ^ Schwarcz 1998, tr. 326.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFSchwarcz1998 (trợ giúp)
  72. ^ Lira 1977, Vol 2, tr. 104.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_2 (trợ giúp)
  73. ^ Carvalho 2007, tr. 77.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp)
  74. ^ Barman 1999, tr. 116.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  75. ^ Besouchet 1993, tr. 59.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBesouchet1993 (trợ giúp)
  76. ^ Lira 1977, Vol 2, tr. 99.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_2 (trợ giúp)
  77. ^ Barman 1999, tr. 542.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  78. ^ Carvalho 2007, tr. 227.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp)
  79. ^ See:
    • Carvalho 2007, tr. 226Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp),
    • Olivieri 1999, tr. 7Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFOlivieri1999 (trợ giúp),
    • Schwarcz 1998, tr. 428Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFSchwarcz1998 (trợ giúp),
    • Besouchet 1993, tr. 401Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFBesouchet1993 (trợ giúp),
    • Lira 1977, Vol 2, tr. 103Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_2 (trợ giúp).
  80. ^ Vasquez 2003, tr. 77.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFVasquez2003 (trợ giúp)
  81. ^ Schwarcz 1998, tr. 345.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFSchwarcz1998 (trợ giúp)
  82. ^ Barman 1999, tr. 117.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  83. ^ Barman 1999, tr. 118–119.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  84. ^ Lira 1977, Vol 2, tr. 94–95.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_2 (trợ giúp)
  85. ^ Schwarcz 1998, tr. 126.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFSchwarcz1998 (trợ giúp)
  86. ^ Schwarcz 1998, tr. 152.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFSchwarcz1998 (trợ giúp)
  87. ^ Schwarcz 1998, tr. 150–151.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFSchwarcz1998 (trợ giúp)
  88. ^ Schwarcz 1998, tr. 144.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFSchwarcz1998 (trợ giúp)
  89. ^ Barman 1999, tr. 119.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  90. ^ Carvalho 2007, tr. 99.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp)
  91. ^ Carvalho 2007, tr. 226–228.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp)
  92. ^ Vainfas 2002, tr. 200.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFVainfas2002 (trợ giúp)
  93. ^ Lira 1977, Vol 2, tr. 182.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_2 (trợ giúp)
  94. ^ See:
    • Lira 1977, Vol 2, tr. 94, 194Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_2 (trợ giúp),
    • Calmon 1975, tr. 1787Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCalmon1975 (trợ giúp),
    • Barman 1999, tr. 280Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp).
  95. ^ Carvalho 2007, tr. 172.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp)
  96. ^ Lira 1977, Vol 2, tr. 255.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_2 (trợ giúp)
  97. ^ See:
    • Lira 1977, Vol 2, tr. 179, 185, 187, 193, 195–196, 200, 236, 238Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_2 (trợ giúp)
    • Lira 1977, Vol 3, tr. 49, 57Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_3 (trợ giúp)
    • Lira 1977, Vol 2, tr. 201Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_2 (trợ giúp).
  98. ^ See:
    • Vainfas 2002, tr. 200Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFVainfas2002 (trợ giúp),
    • Carvalho 2007, tr. 230Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp),
    • Calmon 1975, tr. 1389Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCalmon1975 (trợ giúp).
  99. ^ See:
    • Lira 1977, Vol 2, tr. 258Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_2 (trợ giúp),
    • Carvalho 2007, tr. 172Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp),
    • Lira 1977, Vol 2, tr. 104Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_2 (trợ giúp).
  100. ^ See:
    • Lira 1977, Vol 1, tr. 200–207Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_1 (trợ giúp),
    • Carvalho 2007, tr. 138–141Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp),
    • Barman 1999, tr. 188Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp).
  101. ^ Lira 1977, Vol 1, tr. 200.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_1 (trợ giúp)
  102. ^ Barman 1999, tr. 192.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  103. ^ Carvalho 2007, tr. 84.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp)
  104. ^ Besouchet 1993, tr. 508.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBesouchet1993 (trợ giúp)
  105. ^ Carvalho 2007, tr. 79.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp)
  106. ^ See:
    • Olivieri 1999, tr. 27Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFOlivieri1999 (trợ giúp),
    • Barman 1999, tr. 180Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp),
    • Carvalho 2007, tr. 94Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp).
  107. ^ Barman 1999, tr. 184.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  108. ^ See:
    • Calmon 1975, tr. 678Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCalmon1975 (trợ giúp),
    • Lira 1977, Vol 1, tr. 27Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_1 (trợ giúp),
    • Carvalho 2007, tr. 103Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp).
  109. ^ See:
    • Lira 1977, Vol 1, tr. 208Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_1 (trợ giúp),
    • Calmon 1975, tr. 678–681Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCalmon1975 (trợ giúp),
    • Carvalho 2007, tr. 104Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp).
  110. ^ Barman 1999, tr. 191.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBarman1999 (trợ giúp)
  111. ^ Lira 1977, Vol 1, tr. 209.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_1 (trợ giúp)
  112. ^ See:
    • Calmon 1975, tr. 685Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCalmon1975 (trợ giúp),
    • Lira 1977, Vol 1, tr. 210Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_1 (trợ giúp),
    • Carvalho 2007, tr. 105Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp).
  113. ^ Carvalho 2007, tr. 105.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFCarvalho2007 (trợ giúp)
  114. ^ Lira 1977, Vol 1, tr. 211.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFLira_1977,_Vol_1 (trợ giúp)
  • x
  • t
  • s
Quân chủ Brasil
Vương quốc Brasil
Đế quốc Brasil
*Cũng từng được tôn làm Hoàng đế Brasil.