Võ Tiến Trung

Võ Tiến Trung
Chức vụ
Giám đốc Học viện Quốc phòng
Nhiệm kỳ2010 – 2016
Tiền nhiệmNguyễn Như Hoạt
Kế nhiệmTrần Việt Khoa
Vị trí Việt Nam
Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng
Nhiệm kỳ2009 – 2010
Phó Tư lệnh Quân khu 5
Nhiệm kỳ2004 – 2009
Thông tin cá nhân
Danh hiệuAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh21 tháng 12, 1954 (69 tuổi)
Đại Lộc, Quảng Nam, Liên Bang Đông Dương
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnTrường Sĩ quan Đặc công
Học viện Lục quân
Phục vụ trong quân đội
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1974 – 2016
Cấp bậc
Tặng thưởngHuân chương Chiến công giải phóng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhì
Huân chương Quân công giải phóng Huân chương Quân công giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba
Huân chương Chiến thắng Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Nhì
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba
Huân chương Chiến sĩ giải phóng Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba

Võ Tiến Trung (sinh ngày 21 tháng 12 năm 1954) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng. Ông là Phó Giáo sư, Tiến sĩ, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Ủy viên Quân ủy Trung ương (2011–2016), Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng.[1]

Tiểu sử

Võ Tiến Trung sinh ngày 21 tháng 12 năm 1954, quê tại xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 16 tháng 12 năm 1977.[2]

Năm 1974, Võ Tiến Trung theo học tại Trường Sĩ quan Đặc công và tốt nghiệp năm 1977, sau khi tốt nghiệp, ông được phân công làm giáo viên khoa Chiến thuật, Trường Sĩ quan Đặc công. Năm 1979, ông theo học tại Học viện Lục quân. Năm 1985, ông được phân công đảm nhiệm Trợ lý Phòng Tác chiến, Bộ Tham mưu Quân khu 5. Đến năm 1990, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Trung đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Trung đoàn 143, Sư đoàn 315, Quân khu 5. Năm 1993, ông học chỉ huy tham mưu trung cấp tại Học viện Quốc phòng. Năm 1996, ông được phân công giữ chức Phó Sư đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 315, Quân khu 5. Năm 1999, ông được bổ nhiệm giữ chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn 315, Quân khu 5. Năm 2004, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 5. Sau khi nhậm chức Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng vào năm 2009, năm 2010, ông được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Học viện Quốc phòng. Năm 2014, ông cùng các sĩ quan Phạm Xuân Hùng, Lương CườngMai Quang Phấn được phong hàm Thượng tướng.[3]

Lịch sử thụ phong quân hàm

Năm thụ phong 1977 1980 1983 1987 1991 1995 1999 2004 2009 2014
Quân hàm
Cấp bậc Trung úy Thượng úy Đại úy Thiếu tá Trung tá Thượng tá Đại tá Thiếu tướng Trung tướng Thượng tướng

Khen thưởng

Tham khảo

  1. ^ Ngọc Thành (23 tháng 1 năm 2016). “Thượng tướng Võ Tiến Trung: Việt Nam không bao giờ nhân nhượng chủ quyền”. VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ “Danh sách Đại biểu Quốc hội khóa XII”. Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2012.
  3. ^ Võ Thị Thúy Hằng (22 tháng 12 năm 2014). “Chủ tịch nước trao quyết định phong hàm 4 Thượng tướng”. Cổng thông tin điện tử Bắc Ninh. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ Phan Đăng (29 tháng 11 năm 2021). “Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh – nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Võ Tiến Trung – nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng: Kỳ 1: Nhỏ có cách đánh của nhỏ”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2024.
Flag of Việt NamSoldier icon Bài viết tiểu sử liên quan đến nhân vật quân sự Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s