Viên bi xanh

Quang cảnh Trái Đất, nhìn từ Apollo 17 khi đang trên đường đến Mặt Trăng, kéo dài từ Địa Trung Hải đến Nam Cực. Đây là lần đầu tiên Apollo 17 ở vị trí thuận lợi để có thể chụp ảnh Nam Cực. Nam Bán Cầu bị che phủ bởi những đám mây dày. Có thể nhìn thấy hầu hết chiều dài bờ biển châu Phi. Bán đảo Ả-rập nằm kế góc đông bắc Phi châu. Hòn đảo lớn ngoài khơi châu Phi là Madagascar. Lục địa Châu Á ở đường chân trời phía đông bắc.
Viên bi xanh (ảnh ghép của NASA) phổ biến năm 2001 (trái), và 2002 (phải)
Ảnh gốc của "viên bi xanh"; Nam Cực ở phía trên, nhưng ảnh được đảo ngược để phù hợp với cái nhìn truyền thống về Trái Đất.
Earth seen from Apollo 17
Môi trường
Môi trường trong
  • Article index
  • Lists
  • Portal
  • Thể loại Thể loại
  • Trang Commons Commons
  • x
  • t
  • s

Viên bi xanh (tiếng Anh: The Blue Marble, tiếng Pháp: La Bille bleue) là một hình ảnh của Trái Đất được chụp vào ngày 7 tháng 12 năm 1972 từ khoảng cách 29.000 kilômét (18.000 dặm) tính từ bề mặt hành tinh.[1][2][3] Nó được chụp bởi phi hành đoàn tàu vũ trụ Apollo 17 trên đường tới Mặt Trăng và là một trong những hình ảnh được sao chép nhiều nhất trong lịch sử.[4][5]

Hình ảnh có ký hiệu chính thức của NASA là AS17-148-22727[6] và chủ yếu cho thấy Trái Đất từ biển Địa Trung Hải đến Nam Cực. Đây là lần đầu tiên quỹ đạo Apollo cho phép chụp ảnh mũ băng của Nam Cực, mặc dù Nam bán cầu bị che phủ rất nhiều trong mây. Ngoài bán đảo Ả RậpMadagascar, gần như toàn bộ bờ biển châu Phi có thể nhìn thấy rõ. Đại lục châu Á nằm trên đường chân trời.

NASA cũng đã áp dụng tên này cho một loạt hình ảnh năm 2012 bao phủ toàn bộ địa cầu ở độ phân giải tương đối cao. Chúng được tạo ra bằng cách xem qua các ảnh vệ tinh được chụp theo thời gian để tìm ra càng nhiều ảnh không có mây càng tốt để sử dụng trong các ảnh cuối cùng.

Bức ảnh

Bức ảnh này được chụp vào ngày 7 tháng 12 năm 1972 lúc 05:39 sáng EST (10:39 UTC) và là một trong những hình ảnh được phổ biến rộng rãi nhất từ trước đến nay.[5] Đây là một trong số ít bức ảnh mà Trái Đất được chiếu sáng gần như hoàn toàn khi Mặt Trời phía sau các phi hành gia khi họ chụp ảnh. Đối với các nhà du hành vũ trụ, Trái Đất có hình dáng và kích thước của một viên bi thủy tinh, do đó bức ảnh có tên là Viên bi xanh. Nó chủ yếu được hiển thị với Nam Cực ở phía dưới, mặc dù góc nhìn thực tế của các phi hành gia khi đó là Nam Cực trên đầu bức ảnh.

Lịch sử

Các phi hành gia trên phi thuyền Apollo 17 đã chụp bức ảnh Viên bi xanh vào ngày 7 tháng 12 năm 1972 lúc 5:39 giờ sáng EST (10:39 UTC), tức là khoảng 5 giờ 6 phút sau khi phi thuyền được phóng lên từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida, và khoảng 1 giờ 48 phút sau khi phi thuyền rời quỹ đạo vòng quanh Trái Đất để vào lộ trình hướng về Mặt Trăng.

Mã tên chính thức của bức ảnh là AS17-148-22726. Nhiếp ảnh gia đã sử dụng máy ảnh Hasselblad 70 ly với ống kính 80 ly. NASA chính thức xem bức ảnh là thành quả của toàn thể phi hành đoàn Apollo 17 – Eugene Cernan, Ronald Evans và Jack Schmitt – trong suốt chuyến bay, mỗi thành viên phi hành đoàn đều chụp nhiều bức ảnh với máy ảnh Hasselblad. Có những chứng cứ cho thấy có lẽ Jack Schmitt là người chụp tấm ảnh trứ danh này.

Apollo 17 là chuyến bay có người lái sau cùng đáp xuống Mặt Trăng. Từ đó đến nay không ai đến được vị trí ấy để có thể chụp được bức ảnh toàn cảnh Trái Đất như tấm ảnh này.

Viên bi xanh là bức ảnh rõ nét đầu tiên chụp bề mặt Trái Đất được chiếu sáng đầy đủ. Được giới thiệu với công chúng đang lúc cao trào của phong trào bảo vệ môi trường trong thập niên 1970, nhiều người xem bức ảnh này là hình ảnh sống động miêu tả sự mỏng manh và dễ bị tổn thương của Trái Đất, một tinh cầu nhỏ bé và cô độc giữa vũ trụ bao la. Theo Mike Gentry, một nhà tàng thư của NASA, Viên bi xanh là bức ảnh được phổ biến rộng rãi nhất trong lịch sử loài người.

Về sau, có những tấm ảnh tương tự về Trái Đất (kể cả những tấm ảnh ghép có độ phân giải cao hơn) cũng được gán cho cái tên Viên bi xanh. Các tổ chức bảo vệ môi trường thường xuyên sử dụng cụm từ "Viên bi xanh" để xây dựng và quảng bá hình ảnh quan tâm đến môi trường.

Tấm ảnh gốc ghi lại hình ảnh Trái Đất ngược (Nam Cực nằm phía trên), nhưng khi phổ biến tấm ảnh, người ta xoay ngược để phù hợp với hình ảnh truyền thống của tinh cầu này.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “Apollo 17 PAO Mission Commentary Transcript” (PDF). NASA. 2001. tr. 106. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2017. SC: 'You're loud and clear, Bob, and could you give us our distance from the Earth?'... CAPCOM: '18 100, Fido says.'
  2. ^ “Visible Earth: The Blue Marble from Apollo 17”. NASA. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2017.
  3. ^ “Apollo 17 30th Anniversary: Antarctica Zoom-out”. NASA. ngày 21 tháng 11 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2017.
  4. ^ Petsko, Gregory A. (2011). “The blue marble”. Genome Biology. 12 (4): 112. doi:10.1186/gb-2011-12-4-112. PMC 3218853.[liên kết hỏng]
  5. ^ a b “Apollo 17: The Blue Marble”. ehartwell.com. ngày 25 tháng 4 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2008.
  6. ^ “Apollo Imagery”. NASA. ngày 1 tháng 11 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2018.

Liên kết ngoài

Ảnh năm 1972

  • The one, the only, photograph of Earth a short list of places in which the image has been used.
  • Apollo Image Atlas Photos from magazine NN of the 70mm Hasselblad camera used on Apollo 17 (includes the Blue Marble photo and others quite similar to it)

Ảnh ghép của NASA

  • Blue Marble Lưu trữ 2004-12-04 tại Wayback Machine (2002)
    • Blue Marble Mapserver Lưu trữ 2005-02-10 tại Wayback Machine Web interface for viewing small sections of the above
  • Blue Marble: Next Generation Lưu trữ 2008-10-17 tại Wayback Machine (2005; one picture per month)
    • Blue Marble Navigator Web interface for viewing local sections of the above, incl. links to other such interfaces, download sites etc.
    • Blue Marble: Next Generation in NASA World Wind Lưu trữ 2005-10-28 tại Wayback Machine
  • x
  • t
  • s
  • Danh sách sứ mệnh
    • Các sứ mệnh bị hủy
  • Danh sách phi hành gia Apollo
Tổ hợp phóng
  • Launch Complex 34
  • Launch Complex 37
  • Launch Complex 39
    • A
    • B
Cơ sở mặt đất
Tên lửa đẩy
Tàu vũ trụ
và xe tự hành
  • Tàu vũ trụ Apollo
    • Mô-đun chỉ huy và dịch vụ
    • Mô-đun Mặt Trăng
  • Lunar Roving Vehicle
Chuyến bay
Không người lái
Có người lái
Phát triển Saturn
Thí nghiệm bị hủy bỏ
  • QTV
  • Pad Abort Test-1
  • A-001
  • A-002
  • A-003
  • Pad Abort Test-2
  • A-004
Chuyến bay Pegasus
  • AS-103
  • AS-104
  • AS-105
Apollo 8 cụ thể
Apollo 11 cụ thể
  • Command Module Columbia
  • Lunar Module Eagle
  • Tranquility Base
  • Goodwill messages
  • Lunar sample displays
  • Missing tapes
  • Anniversaries
    • 50th Anniversary commemorative coins
  • In popular culture
Apollo 12 cụ thể
  • Statio Cognitum
  • Bench Crater meteorite
  • J002E3
  • Moon Museum
  • Reports of Streptococcus mitis on the Moon
Apollo 13 cụ thể
  • "Houston, we've had a problem"
Apollo 14 cụ thể
  • Fra Mauro formation
  • Big Bertha
  • Moon tree
Apollo 15 cụ thể
  • Journey
  • Lunar operations
  • Solo operations
  • Return to Earth
  • Hadley–Apennine
  • Fallen Astronaut
  • Genesis Rock
  • Great Scott
  • Hadley Rille meteorite
  • Seatbelt basalt
  • Postal covers incident
Apollo 16 cụ thể
  • Big Muley
Apollo 17 cụ thể
  • Viên bi xanh
  • Taurus–Littrow
  • Tracy's Rock
  • Shorty crater
  • Lunar sample display
    • Lunar basalt 70017
  • Troctolite 76535
  • Fe, Fi, Fo, Fum, and Phooey
Hậu Apollo
sử dụng capsule
  • Biểu tượng cho biết thất bại hoặc thất bại một phần
  • x
  • t
  • s
Chính sách
và lịch sử
Lịch sử
  • NACA (1915)
  • National Aeronautics and Space Act (1958)
  • Space Task Group (1958)
  • Paine (1986)
  • Rogers (1986)
  • Ride (1987)
  • Space Exploration Initiative (1989)
  • Augustine (1990)
  • U.S. National Space Policy (1996)
  • CFUSAI (2002)
  • CAIB (2003)
  • Vision for Space Exploration (2004)
  • Aldridge (2004)
  • Augustine (2009)
Chung
  • Chạy đua vào không gian
  • Administrator and Deputy Administrator
  • Chief Scientist
  • Astronaut Corps
  • Ngân sách
  • Nghiên cứu của NASA
  • NASA TV
  • NASA Social
  • Launch Services Program
  • Apollo 15 postal covers incident
  • Trung tâm Vũ trụ Kennedy
    • Toà nhà Lắp ráp Phương tiện
    • Tổ hợp Phóng 39
    • Trung tâm Điều hành Phóng
  • Trung tâm Vũ trụ Johnson
    • Kiểm soát Sứ mệnh
    • Lunar Sample Laboratory



Chương trình
robot
Quá khứ
  • Hitchhiker
  • Mariner
  • Mariner Mark II
  • MESUR
  • Mars Surveyor '98
  • New Millennium
  • Lunar Orbiter
  • Pioneer
  • Planetary Observer
  • Ranger
  • Surveyor
  • Viking
  • Project Prometheus
  • Mars Scout
Hiện tại
Chương trình
du hành không gian
có người lái
Quá khứ
Hiện tại
Các nhiệm vụ riêng lẻ
nổi bật
(người và robot)
Quá khứ
Hiện đang
hoạt động
Tương lai
Điều hướng
và truyền thông
Danh sách NASA
  • Phi hành gia
    • theo tên
    • theo năm
    • phi hành gia Apollo
  • List of NASA aircraft
  • Danh sách sứ mệnh NASA
    • sứ mệnh không tên
  • Danh sách nhà thầu NASA
  • List of United States rockets
  • List of NASA cancellations
  • Danh sách sứ mệnh tàu con thoi
    • phi hành đoàn
Ảnh và tác phẩm
nghệ thuật NASA
  • Thể loại Thể loại
  • Cổng thông tin Thiên văn học
  • Cổng thông tin Hệ Mặt Trời