Viện Công nghệ vũ trụ (Việt Nam)

Viện Công nghệ Vũ trụ
Tổng quan Cơ quan
Thành lập20 tháng 11 năm 2006
Quyền hạnViện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Trụ sởHà Nội, Việt Nam
Lãnh đạo Cơ quan
  • PGS.TS Doãn Minh Chung
WebsiteTrang của Viện STI
Trụ sở tại 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Viện Công nghệ Vũ trụ (tiếng Anh: Space Technology Institute, viết tắt là STI) được Chính phủ Việt Nam thành lập vào ngày 20 tháng 11 năm 2006[1]. Đây là cơ quan nghiên cứu vũ trụ duy nhất ở Việt Nam tại thời điểm đó, và cũng là một cơ quan chức năng, trực thuộc của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Viện Công nghệ Vũ trụ (STI) là một bước ngoặt đầu tiên trong lĩnh vực khoa học công nghệ vũ trụ của Việt Nam. Và cũng là bước đầu của công cuộc: Việt Nam trở thành chủ của Diễn đàn vũ trụ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Lịch sử

Tháng 6 - 2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020", để thực hiện chiến lược này, 20 tháng 11 năm 2006, Viện Công nghệ Vũ trụ đã được thành lập.

Chức năng

Viện Công nghệ Vũ trụ Việt Nam có chức năng:

  • Nghiên cứu và phát triển các lĩnh vực khoa học và Công nghệ Vũ trụ để làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ. Triển khai ứng dụng khoa học và Công nghệ Vũ trụ (CNVT) trong thực tiễn, cung cấp các dịch vụ gia tăng trong lĩnh vực về CNVT;
  • Phát triển cơ sở hạ tầng về nghiên cứu và ứng dụng CNVT: Các phòng thí nghiệm và cơ sở thử nghiệm CNVT, vệ tinh quan sát Trái Đất, các trạm mặt đất…;
  • Tư vấn với các cơ quan quản lý Nhà nước về các chính sách phát triển ứng dụng CNVT, các vấn đề pháp lý trong việc sử dụng khoảng không vũ trụ; đóng vai trò cơ quan thường trực giúp việc chuyên môn cho Ủy ban Vũ trụ Việt Nam. Cung cấp thông tin về ứng dụng và phát triển CNVT phục vụ công tác quản lý và yêu cầu của các ngành sản xuất, dịch vụ.
  • Đào tạo cán bộ trên đại học, tham gia đào tạo tại các trường đại học và phổ biến kiến thức về CNVT.
  • Hợp tác quốc tế về các lĩnh vực khoa họccông nghệ vũ trụ.

Các lĩnh vực hoạt động của Viện:

  • Nghiên cứu và phát triển công nghệ vệ tinh nhỏ quan sát Trái Đất và thiết kế các trạm thu ảnh vệ tinh khí tượng.
  • Nghiên cứu và chế tạo thiết bị:
    • Nghiên cứu, chế tạo các phổ kế siêu cao tần thụ động: L, C, X.
    • Nghiên cứu các phương pháp đo độ ẩm đất và sinh khối thực vật, cấu trúc về bề mặt đất, ảnh hưởng của độ che phủ thực vật đến độ bức xạ của lớp đất phía dưới.
    • Nghiên cứu phương pháp đo độ mặn và nhiệt độ mặt nước biển SST...
  • Công nghệ viễn thám, GISGPS
  • Viễn thám ứng dụng
    • Nghiên cứu và phát triển các ứng dụng mới, thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong điều tra tài nguyên thiên và giám sát môi trường.
    • Phát triển các phần mềm nhằm đưa vào ứng dụng các kỹ thuật xử lý ảnh mới.
  • Động lực học vũ trụ và cơ điện tử chính xác

Các dự án của Viện

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Theo Quyết định số 1549/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn DũngQuyết định số 1549/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về việc thành lập Viện Công nghệ vũ trụ thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

  • Trang chủ của Viện Công nghệ Vũ trụ
  • Trang chủ của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Dự án VNREDSat-1[liên kết hỏng]